5 lựa chọn tham gia trải nghiệm học làm thủ công mỹ nghệ truyền thống và ẩm thực truyền thống từ các nghệ nhân của tỉnh Ibaraki

Lịch sử

Món ăn

Trải nghiệm

5 lựa chọn tham gia trải nghiệm học làm thủ công mỹ nghệ truyền thống và ẩm thực truyền thống từ các nghệ nhân của tỉnh Ibaraki

Tỉnh Ibaraki có rất nhiều nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như đèn lồng Suifu, đồ gốm Kasama, giấy Nishinouchi, ngoài ra đặc sản thì vô cùng phong phú. Rất nhiều xưởng thủ công mỹ nghệ có khai giảng các lớp học trải nghiệm. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu 5 xưởng sản xuất nơi bạn có thể tận hưởng niềm vui tham gia trải nghiệm học thực tế.

Có rất nhiều những khám phá mới mẻ ! khi tham gia trải nghiệm làm đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống và ẩm thực truyền thống của Nhật Bản ở tỉnh Ibaraki.

Ảnh của Seitou Fukuda

Tỉnh Ibaraki hiện nay ở thời kỳ đầu thời đại Edo (1603 – 1868 ) được cai trị bởi lãnh chúa Tokugawa Gosanke ( dòng dõi đời thứ 3 của Mạc phủ Tokugawa ) là khu vực đã phát triển vô cùng thịnh vượng. Trung tâm của khu vực chính là thành phố Mito nơi tập trung những người thợ thủ công và nghệ nhân thủ công mỹ nghệ ưu tú xuất sắc nhất, ở nơi đây nghề thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật đã vô cùng phát triển. Và nền văn hóa phong phú độc đáo của Ibaraki đã được nuôi dưỡng ở nơi đây.

Nghề thủ công bắt nguồn từ thời kỳ Edo được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và một số xưởng thủ công mỹ nghệ tự hào có lịch sử lâu đời kéo dài hơn hai thế kỷ. Các đồ thủ công mỹ nghệ như đồ gốm Kasama, giấy Nishinouchi và đèn lồng gập của cửa hàng Suzuki Mohei được rất nhiều người yêu thích và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Ngoài ra, tỉnh Ibaraki còn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều sản phẩm nông nghiệp và hải sản tươi ngon, từ xa xưa đây cũng là một trong những khu vực sản xuất thực phẩm hàng đầu của Nhật Bản.

Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu 5 hoạt động mà bạn có thể tham gia trải nghiệm ở từng khu vực khác nhau trong tỉnh Ibaraki, nơi nổi tiếng được biết đến với nền ẩm thực truyền thống và đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống. Nếu bạn muốn làm thử làm đồ gốm hay làm đèn lồng, hoặc nếu bạn muốn thử trải nghiệm làm những món ăn truyền thống như mỳ soba hay ( yuba ) váng đậu, nhất định hãy đến với tỉnh Ibaraki nhé.

1. Trải nghiệm làm đèn lồng ở cửa hàng Suzuki Mohei ( Thành phố Mito )

Đèn lồng được làm bằng giấy, tiếng Nhật được gọi là ( Chochin ) ra đời từ thời Muromachi (từ năm 1333 đến năm 1573 ) được duy trì đến tận thời nay. Những chiếc đèn lồng do những người thợ thủ công làm ra vẫn đang được rất nhiều người săn lùng để làm đồ trang trí và chiếu sáng.

Tỉnh Ibaraki còn được biết đến là nơi sản xuất ra đèn lồng Suifu (*1) được làm từ giấy Nishinouchi đây cũng là sản phẩm nổi tiếng của địa phương. Kỹ thuật nghề thủ công này đặc biệt được phát triển vào cuối thời kỳ Edo. Khi các Sumurai cấp thấp của lãnh địa Mito bắt đầu làm đèn lồng để sinh sống. Vào thời điểm đó ở Mito có cũng có khoảng 30 xưởng sản xuất, nhưng bây giờ chỉ còn lại 3 xưởng sản xuất.

Suifu : là tên khác của Mito

Cửa hàng Suzuki Mohei là cửa hàng chuyên làm về đèn lồng Suifu được thành lập vào năm 1865. Ở đây không chỉ làm ra những chiếc đèn lồng truyền thống chuyên để phục vụ sự kiện và lễ hội của địa phương mà ở đây còn tạo ra những chiếc đèn lồng có hình dạng độc đáo như hình chai rượu vang, hình con chim, hình đầu người v/v… và cũng đang sản xuất ra những sản phẩm vỗ tay thì đèn tự động sáng lên. Những sản phẩm đèn lồng mới này rất phù hợp để trang trí trong những căn nhà hiện đại.

Xưởng làm đèn lồng của cửa hàng Suzuki Mohei nằm ở thành phố Mito, ở đây đang diễn ra những buổi tham gia trải nghiệm học làm đèn lồng. Những người tham gia trải nghiệm có thể tự chọn lựa những mẫu giấy dán được in sẵn huy hiệu riêng của từng dòng họ hoặc những mẫu giấy hoa văn đầy màu sắc yêu thích.

Nghệ nhân sẽ hưỡng dẫn bạn cách làm đèn lồng từng bước từng bước một. Đầu tiên khuân được buộc bằng dây. Tiếp theo là một loại keo dán đặc biệt được bôi lên bề mặt của dây và giấy được quấn quanh dây tránh để bị nhăn. Trong thời gian nghỉ giải lao nhân viên của xưởng sẽ làm khô đèn lồng và lấy khuân bên trong ra khỏi đèn. Tới đây là công đoạn làm đền lồng được hoàn thành có thể mang đi theo được. Đi kèm với đèn lồng có một cây nên chạy bằng pin, bạn có thể để nó vào bên trong chiếc đèn lồng, có thể gập đèn lòng lại và đựng nó trong chiếc túi bằng giấy.

Điểm lôi cuốn nhất của trải nghiệm làm đèn lồng tại xưởng chính là có thể hiểu được cấu trúc độc đáo của những chiếc đèn lồng truyền thống Nhật Bản. Nó rất nhẹ và có thể dễ dàng mang theo, kết cấu thì vô cùng chắc chắn. Chắc bạn cũng muốn biết về chất liệu giấy Nhật Bản để làm đèn lồng đúng không ?

Thời gian tham gia trải nghiệm làm đèn lồng tại xưởng mất khoảng 30 phút, lệ phí mỗi 1 người là 3,300 yên. Vì phải chuẩn bị khuân và vật liệu làm đèn lồng nên yêu cầu cần phải đặt chỗ trước. Số lượng người có thể tham gia trải nghiệm tối đa lên tới 10 người cùng một lúc. Thời gian tổ chức trải nghiệm làm đèn lồng tại xưởng vào thứ sáu hàng tuần từ tháng 10 đến tháng 5, trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 15 giờ. Ngoài thời gian đó ra là thời gian bận rộn, mọi người trong xưởng sẽ phải làm đèn lồng để chuẩn bị cho mùa lễ hội , v/v… mong moi người hiểu cho.

 

2. Trải nghiệm làm giấy vẽ ở Giấy Nishinouchi Giấy quê hương ( Thành phố Hitachiomiya )

Giấy được sử dụng để làm đèn lồng Suifu từ ngày xưa đã được sản xuất ở Nishinouchi có vị trí nằm ở khu vực Okukuji phía bắc tỉnh Ibaraki. Thổ nhưỡng và sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm nơi đây rất phù hợp để trồng cây Kozo, một loại nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất giấy. Đặc biệt sợi tơ của cây Kozo được trồng trên đất ở đây vừa mỏng vừa ngắn lại rất chắc chắn, đây chính là nguyên liệu dùng đề sản xuất ra giấy Nhật Bản có chất lượng cao cấp đặc biệt trong nước Nhật.

Quay ngược thời gian về quá khứ nguồn gốc của giấy Nishinouchi đã có từ 350 năm trước. Lãnh thổ khu vực Mito dùng loại giấy Washi ( giấy Nhật Bản ) khi đó đang có nhu cầu rất cao làm hàng buôn bán độc quyền. Vì giấy Nishinouchi rất chắc chắn giống như vải, chính vì thế nên nó được sử dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như làm giấy dán ở vách ngăn phòng, làm giấy đèn lồng, làm giấy thư pháp và giấy xuất bản v/v… Ngay cả khi giấy bị ướt chữ viết cũng không bị nhòe, vì vậy nó cũng được sử dụng để lữu trữ văn thư trong thời kỳ Edo. Trong trường hợp nếu sảy ra hỏa hoạn những cuốn sổ đó sẽ được ném xuống giếng và đề nguyên ở dưới đó cho đến khi tàn lửa.

Nếu bạn ghé thăm cửa hàng Nishinouchi Paper Kami no Sato (Giấy Nishinouchi Giấy quê hương) đây là cửa hàng chuyên làm giấy Nishinouchi, bạn có thể được nhìn thấy những văn kiện cổ và những cuốn sổ của thời đại Edo đã sử dụng giấy Washi này. Xưởng sản xuất này được thành lập vào năm 1968 do gia đình kinh doanh sản xuất và buôn bán nhiều loại giấy Nishinouchi khác nhau. Ngoài ra ở đây cũng có phòng trưng bày triển lãm những văn kiện được làm từ giấy Nishinouchi, Hiện tại đang diễn ra sự kiện trải nghiệm làm giấy vẽ ở xưởng.

Trong buổi trải nghiệm làm giấy, đầu tiên giáo viên sẽ hướng dẫn cách đặt sợi giấy đã được hòa tan trong nước màu để lên trên giấy Washi, sau đó sẽ chỉ cho học viên cách tạo ra một bức tranh đơn giản nhưng chi tiết. Sự đa dạng phong phú của các loại màu sắc sẽ làm cho bạn ngạc nhiên đến bất ngờ ! Ở đây bạn cũng có thể sử dụng khuân để tạo hình. Nước để những sợi giấy ở trên được lọc đi dần dần khô lại, và để lại hình dạng của giấy.

Nếu bạn có hứng thú với trải nghiệm này, nó sẽ kích thích sự say mê sáng tạo của bạn để tạo ra bức tranh của riêng mình đúng không ? Việc có thể được quan sát cận cảnh các sợi giấy thì đây cũng là một cơ hội hiếm có.

Bạn có thể tham gia trải nghiệm làm giấy (※ Giới hạn số lượng người có thể tham gia trải nghiệm làm giấy cùng 1 lúc. Với những bạn muốn tham gia trải nghiệm làm giấy vui lòng hãy trao đổi trước với xưởng làm giấy Kami no Sato). Để giấy có độ mịn và độ dày đồng đều nhau cần phải có kỹ năng, vì vậy hãy nhìn thật kỹ các động tác của giáo viên nhé.

Lệ phí tham gia trải nghiệm là 1,300 yên 1 người, số người có thể tham gia lên đến 20 người. Vì giấy vừa làm cần phải được làm khô, nên không thể mang về luôn được. Có thể gửi bằng bưu điện sau vài ngày.

3. Trải nghiệm làm mỳ Soba tại xưởng sản xuất Nishikanasa soba no Sato soba ( Thành phố Hitachi Ota )

Soba ( là món mỳ được làm từ bột Soba ) đây là món ăn quen thuộc của người Nhật. Có rất nhiều những loại mỳ khác nhau, trong đó có món mỳ Hitachi Aki Soba đây là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Ibaraki được đánh giá là sản phẩm có chất lượng cao cấp, nó có vị hơi ngọt và hương thơm đậm đà. Tỉnh Ibaraki còn được biết đến là nơi trồng Soba từ thời kỳ Edo, nhưng chính thành phố Hitachi Ota ngày này là nơi sản sinh ra loại mỳ này.

Xưởng sản xuất mỳ Soba này là cửa hàng chuyên sản xuất loại mỳ Hitachi Aki Soba. Ở đây đang tổ chức lớp học trải nghiệm làm mỳ Soba, thời gian cần thiết để tham gia trải nghiêm mất khoảng 40 phút. Giáo viên sẽ hướng dẫn bạn tất cả các công đoạn từ khâu nhào bột Soba thành tảng đến công đoạn cắt sợi. Bí quyết để làm ra được món mỳ Soba có hương thơm đậm đà và độ mịn khi thưởng thức chính là khống chế lượng nước để nó phân bổ đều khắp nơi khi nhào bột Soba thành tảng

Lệ phí tham gia là 3,630 yên, một bàn số lượng bột Soba sử dụng có thể làm cho khoảng 4 phần ăn. Mỳ Soba sau khi làm có thể nhờ luộc và ăn tại chỗ đó hoặc cũng có thể mang về nhà. Vì Mỳ Soba chỉ có thể để được một ngày nếu không được bảo quản trong tủ lạnh, vì vậy sau khi tham gia trải nghiệm bạn nên ăn sớm. Nếu trả thêm 200 yên bạn có thể mua Tempura ( rau hoặc tôm ). Tối đa số lượng người có thể tham gia trải nghiệm lên tới 4 người, vì vậy cần thiết phải đặt trước qua điện thoại.

Thông tin

Nhà hàng mì Nishikanasa

Nhà hàng mì Nishikanasa

Soba tại nhà hàng là soba tươi, được làm hàng ngày, bột kiều mạch Hitachi Akisoba được xay bằng cối đá, nhào bột bằng tay và nấu mì ngay khi khách gọi món. "Ju-wari" soba, được làm bằng 100% bột kiều mạch Hitachi Akisoba được trồng tại địa phương là một lựa chọn tuyệt vời cho những vị khách lần đầu đến quán.
Quý khách cũng có thể trải nghiệm làm soba ngay tại nhà hàng để tự làm món soba cho chính mình mang lại một kỷ niệm đáng nhớ trên mảnh đất nổi tiếng với món mỳ soba này.

Xem thêm bài viết

4. Trải nghiệm lấy váng đậu ở Okukuji Yuba no sato ( thành phố Daigo )

Váng đậu ( Yuba ) là lớp màng mỏng được hình thành trên bề mặt sữa đậu nành khi được làm nóng. Giống như đậu phụ nó cũng là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nguyên liệu được làm từ đậu nành và được sử dụng nhiều trong các món ăn khác nhau của Nhật Bản. Váng đậu có vị ngọt tự nhiên kết cấu mịn, nó là loại thực phẩm vô cùng tiện dụng có thể ăn sống, chiên hoặc luộc lên đều rất hợp vị

Bắt đầu sản xuất váng đậu ( Yuba ) được bắt đầu vào năm 1987 ở thị trấn Daigo như một phần dự án để phát triển làng. Yuba no Sato được thành lập như một xưởng đầu tiên ldùng để sản xuất váng đậu (Yuba ) sau đó là đậu phụ. Ở đây người ta sử dụng những hạt đậu nành được thu hoạch quanh khu vực núi Tsukuba. Ngoài những loại thực phẩm làm từ váng đậu và đậu phụ, ở đây cũng có sản xuất cả kem tươi sữa đậu nành, có thể đặt hàng mua qua mạng hoặc mua trực tiếp tại cửa hàng liên kết với xưởng.

Ở đây có lớp học trải nghiệm lấy váng đậu. thời gian được giới hạn vào buổi sáng từ 9 giờ đến 11 giờ. Số lượng người có thể tham gia cùng một lúc tối đa lên tới 10 người, vì vậy cần phải gọi điện thoại đặt trước.

Bên trong xưởng sản xuất thực hiện rất nghiêm ngặn vệ sinh an toàn thực phẩm, những người tham gia học trải nghiệm phải mặc bộ đồ bảo hộ lao động ( màu trắng ), găng tay, mũ và túi bọc giầy ( để đi trong xưởng ). Bên trong xưởng sản xuất, sữa đậu nành đang được đung sôi ở nhiệt độ gần 100 độ C, hãy hết sức cẩn thận không để bị bỏng nhé.

Giáo viên sẽ hướng dẫn cho bạn xem cách tách màng váng đậu mỏng trong thùng đựng bằng dao. Sau đó, những người tham gia trải nghiệm sẽ sử dụng dụng cụ đặc biệt để có thể trải nghiệm được cách lấy váng đậu trên bề mặt sữa đậu nành nóng. Vì màng váng đậu rất mỏng nên khi lấy phải hết sức nhẹ nhàng là quan trọng nhất. Sau đó váng đậu được đặt lên giá đỡ và trải nghiệm lấy váng đậu đến đây là kết thúc.

Lệ phí trải nghiệm lấy váng đậu là 1,200 yên, người tham gia trải nghiệm có thể mang váng đậu về nhà, hoặc có thể ăn tại nhà hàng có liên kết với xưởng. Bạn có thể ăn sống cùng với xì dầu và mù tạt cũng ngon tuyệt vời.

Hơn nữa, Chúng tôi muốn giới thiệu bên cạnh xưởng sản xuất có nhà hàng Tosen, bạn cũng có thể ăn trưa tại đây. Yuba no Satosen có hương vị phong phú ( 2,000 yên ) gồm có những món như Sashimi, Tempura, chawanmushi v/v… Và nhiều món ăn khác làm từ váng đậu được để trong bát nhỏ. Chắc chắn những món ăn ở đây sẽ kích thích vị giác của bạn.

Thông tin

Nhà hàng váng đậu tươi Yuba no Sato

Nhà hàng váng đậu tươi Yuba no Sato

Yuba là váng đậu tươi được tạo thành khi đun sôi sữa đậu nành. Lớp váng đậu tươi mềm mượt và có vị ngọt tự nhiên với hàm lượng protein và sắt cao! Yuba cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho những người ăn chay muốn trải nghiệm ẩm thực truyền thống Nhật Bản.
Nhà hàng đặc sản yuba này là một nơi tuyệt vời để thử món ăn độc đáo này cho sức khỏe - chúng tôi khuyên bạn nên thử món yuba nhúng trong lẩu hoặc yuba sashimi.

Xem thêm bài viết

5. Trải nghiệm làm đồ gốm ở Seitou Fukuda ( thành phố Kasama )

Ảnh của Seitou Fukuda

Bạn có biết thành phố Kasama được mệnh danh là thành phố gốm sứ có lịch sử 250 năm làm gốm, hiện nay có hơn 300 xưởng làm gốm đang hoạt động. Tuy nhiên nguồn gốc của đồ gốm địa phương hiện nay có từ thời cổ đại. Thành phố Mashiko của tỉnh Tochigi là thành phố kết nghĩa chị em với thành phố này từ thời đại Nara ( năm 710 đến năm 784 ) và thời đại Heian ( từ năm 794 đến năm 1185 ) ở đó đã có những lò nung gốm. Hai thành phố này đã được công nhận là di sản Nhật Bản. Trong thành phố có rất nhiều cửa hàng trưng bày đồ gốm sứ, lễ hội đồ gốm ( Himatsuri ) của thành phố Kasama đã được tổ chức từ 40 năm trước, lễ hội thu hút rất nhiều du khách ghé thăm.

Đặc trưng của gốm sứ Kasama chính là đất ở nơi đây. Đất của thành phố Kasama có chứa sắt cùng với thành phần đá hoa cương còn được gọi là đá granit, nhờ những thành phần đó đồ gốm có tông màu đỏ sau khi được nung lên.

Ảnh của Seitou Fukuda

Xưởng gốm Seitou Fukuda được thành lập vào năm 1796, trong xưởng có tổ chức lớp học làm gốm. Xưởng gốm được đánh giá là nơi sản xuất ra những sản phẩm đồ gốm có chất lượng cao cấp, và là một trong số ít xưởng gốm có kỹ thuật hiếm có để tạo ra những tác phẩm đồ gốm có độ dài lên tới 10 mét.

Ở đây hiện đang tổ chức 3 kiểu lớp học trải nghiệm làm gốm.

 

Trải nghiệm dùng tay uốn ( 1 người 1,500 yên )

Ảnh của Seitou Fukuda

Người tham gia trải nghiệm muốn tạo ra những tác phẩm như thế nào thì có thể lựa chọn từ 3 loại sản phẩm . Làm cốc uống trà bằng tay không, làm lọ hoa từ những sợi dây đất xét xếp chồng lên nhau, hoặc làm một chiếc cốc từ đất sét cán phẳng ra tạo thành hình tròn.

Trải nghiệm làm đồ gốm bằng bàn xoay gốm chạy điện (1 người 2,800 yên )

Ảnh của Seitou Fukuda

Đây là cơ hội cho những người muốn trải nghiệm sử dụng bàn xoay gốm để làm đồ gốm. Giáo viên sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm đồ gốm, để bạn có thể làm ra món đồ gốm yêu thích cho mình. ( Vì số lượng bàn xoay gốm có hạn, nên số người tham gia trải nghiệm cùng một lúc tối đa lên tới 6 người ).

Trải nghiệm vẽ tranh gốm sứ ( 1 người 500 yên )

Ảnh của Seitou Fukuda

Bạn có thể vẽ tranh lên đĩa hoặc cốc uống trà

Trong xưởng sản xuất có một số nhân viên có thể nói được tiếng Anh. Một số điểm các bạn cần lưu ý ,vì sau khi tác phẩm được hoàn thành, sẽ mất khoảng 2 tháng để nung gốm. Tác phẩm hoàn thiện sẽ được gửi đến nhà bạn sau vài ngày ( lệ phí học trải nghiệm làm gốm và phí gửi bưu điên là tách biệt nhau. Các bạn đừng quên việc đặt trước lớp học trải nghiệm làm gốm nhé.

Ảnh của Seitou Fukuda

Seitou Fukuda là xưởng sản xuất gốm dù chỉ ghé thăm quan thôi thì nơi đây cũng vô cùng thú vị. Trong khuân viên xưởng có 2 bảo tàng được kinh doanh bởi người sáng lập xưởng.1 cơ sở có liên quan đến lịch sử 250 năm làm đồ gốm của Kasama.

Ảnh của Seitou Fukuda

Cở sở còn lại là nơi trưng bày đồ gốm trên toàn thế giới. Việc này được bắt đầu từ những người chủ của thế hệ trước đây và được truyền lại cho người chủ hiện tại cũng là một nghệ nhân làm gốm. Việc tới thăm nơi này sẽ làm cho chuyến thăm quan ngôi làng gốm sứ của tỉnh Ibaraki thành phố Kasama có được trải nghiệm thực tế phong phú hơn đúng không?

 

Cùng nhau trải nghiệm văn hóa Nhật Bản ở tỉnh Ibaraki nhé !

Chúng tôi rất hy vọng rằng những trải nghiệm học tập thực tế mà chúng tôi giới thiệu sẽ là cơ hội để các bạn đến thăm tỉnh Ibaraki và tìm hiểu sâu hơn về văn hóa truyền thống Nhật Bản thông qua những trải nghiệm học tập thực tế này. Ở tỉnh Ibaraki không chỉ có nghề thủ công truyền thống mà ở đây bạn có thể trải nghiệm rất nhiều những điều thú vị như thăm quan xưởng sản xuất, trải nghiệm hái trái cây và ăn tại vườn v/v… Đừng bỏ lỡ cơ hội được trải nghiệm văn hóa thực sự của Nhật Bán nhé.